Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm đang bao trùm cả nước, khiến trẻ em trở thành đối tượng dễ bị ảnh hưởng xấu tới sức khỏe do sức đề kháng còn non yếu. Đặc biệt, một số bệnh mùa hè thường gặp như tiêu chảy, sốt xuất huyết, tay chân miệng, và sởi/thủy đậu dễ lây lan trong thời điểm này. Dưới đây là cách phòng tránh và xử trí an toàn theo lời khuyên của chuyên gia để bảo vệ trẻ trong mùa hè.
1. Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng đường ruột, hoặc do rối loạn tiêu hóa, dị ứng thức ăn, sữa… Trẻ có thể đi đại tiện từ 3-5 lần/ngày đến vài chục lần/ngày, kèm đau bụng, buồn nôn hoặc nôn.
Trong thời điểm nắng nóng, thức ăn dễ bị hư hỏng, ôi thiu hoặc phụ huynh không đảm bảo thực hiện “ăn chín uống sôi” khiến trẻ dễ bị bệnh mùa hè tiêu chảy.
Phòng tránh:
- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Đảm bảo vệ sinh ăn uống, thực phẩm an toàn sạch sẽ.
- Nấu chín thức ăn, bú sữa mẹ và ăn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
- Tiêm chủng phòng bệnh sởi, tiêu chảy do Rotavirus.
Đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải bằng nước bù điện giải. Nếu trẻ nôn nhiều, không thể uống được hoặc đi ngoài quá nhiều không thể bù kịp bằng đường uống, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
2. Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết bắt đầu với sốt kéo dài 7 ngày, không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy, trên người nổi các nốt xuất huyết ở cánh tay, cẳng chân. Các nốt xuất huyết này khi căng da ra sẽ không biến mất, khác với vết muỗi cắn.
Trẻ có thể bị đau bụng, chảy máu cam, nôn, hoặc đi ngoài ra máu. Trong trường hợp nặng, trẻ có thể bị trụy tim mạch (sốc), với triệu chứng tay chân lạnh, người lừ đừ, mệt mỏi. Triệu chứng nặng thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt.
Phòng tránh:
- Thường xuyên tắm và vệ sinh thân thể cho trẻ.
- Khi ngủ, sử dụng màn và vệ sinh giường chiếu thường xuyên.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, loại bỏ các dụng cụ chứa nước không cần thiết.
- Phun thuốc diệt muỗi theo khuyến cáo.
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu nghiêm trọng để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
3. Bệnh tay chân miệng
Sau thời gian ủ bệnh 3-7 ngày, trẻ bắt đầu sốt nhẹ, mệt mỏi, kém ăn, đau họng, sau đó xuất hiện các nốt ban màu hồng đường kính khoảng 2mm trong miệng, trên da lòng bàn tay, gan bàn chân, đôi khi ở mông và cẳng chân. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng thành viêm não dẫn đến tử vong.
Phòng tránh:
- Rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm.
- Đảm bảo chế độ ăn chín, uống sôi, không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ.
- Mọi đồ dùng cần phải sạch sẽ và hợp vệ sinh, lau sạch đồ chơi, bề mặt trẻ tiếp xúc hàng ngày.
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng.
4. Sởi và thủy đậu
Thủy đậu bắt đầu với các mụn nước trên da và niêm mạc, kèm sốt cao, suy nhược, mệt mỏi. Bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần nếu được điều trị đúng cách. Nếu không, có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi.
- Phòng tránh: Tiêm vaccine phòng bệnh sởi và thủy đậu cho trẻ từ sớm.
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu biến chứng để được kiểm tra và điều trị.
5. Nước bù điện giải ZOZO bù nước và điện giải nhanh
Trong mùa hè, trẻ em dễ bị mất nước do hoạt động nhiều và thời tiết nóng bức. Nước bù điện giải ZOZO là giải pháp hiệu quả giúp bù nước và điện giải nhanh chóng, an toàn cho trẻ. ZOZO không chỉ cung cấp nước mà còn cân bằng các điện giải cần thiết như natri, kali, canxi, giúp trẻ phục hồi nhanh chóng từ tình trạng mất nước.
Nước bù điện giải ZOZO dạng chai pha sẵn, giúp bổ sung nước, các chất điện giải Na+, K+, Cl và vitamin cho cơ thể
Sản phẩm có hương vị thơm ngon, dễ uống và rất tiện dụng, dễ dàng mang theo và sử dụng mọi lúc, mọi nơi. ZOZO nên được sử dụng khi trẻ có dấu hiệu mất nước như mệt mỏi, khô miệng, tiểu ít, sau khi chơi đùa ngoài trời hoặc vận động mạnh, và khi trẻ bị sốt. Hãy sử dụng ZOZO để bảo vệ sức khỏe và duy trì năng lượng cho trẻ trong những ngày hè nóng bức.