Dịch thủy đậu vào mùa và nguy cơ bùng phát

Thủy đậu vào mùa: tỷ lệ mắc cao gấp 140 lần so với 2022

Trong ba tuần liên tiếp gần đây, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội (Ha Noi CDC) cho biết, có tới hơn 100 trẻ mắc thủy đậu được ghi nhận mỗi tuần, gấp 140 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, số trường hợp mắc bệnh được ghi nhận với tỷ lệ khá cao ở nhóm tuổi tiểu học (38%) và mầm non (36,5%) và con số này đang có dấu hiệu gia tăng trong thời gian tới (Theo Dantri.com).

Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm –Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Nhi Trung ương, bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, do virus gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân. Tuy là bệnh lành tính nhưng lại có khả năng biến chứng nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.

Triệu chứng điển hình của bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virut Varicella zoster gây ra, bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân và có thể gặp ở bất cứ ai chưa mắc hoặc chưa tiêm vắc-xin thuỷ đậu.

Khi bị thủy đậu, bệnh có thể gây sốt, đau đầu, đau cơ, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 – 5 ngày.

Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.

Một số biến chứng nguy hiểm

Thủy đậu là bệnh lành tính. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và khó trị.

Viêm não do thủy đậu cũng xảy ra: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, kích thích, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Những trường hợp này có thể mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, chậm phát triển, động kinh…

Cách chăm sóc trẻ mắc thủy đậu tại nhà

  1. Cách ly trẻ

Vì là bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng nên khi trẻ bị thủy đậu, việc đầu tiên các bậc cha mẹ nên cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn.

Khi tiếp xúc với trẻ mắc thủy đậu phải đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi tiếp xúc.

2. Hạ sốt, bù nước đúng cách

Khi trẻ bị sốt cao, dùng thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ và 5-6 tiếng, uống/lần. Tăng cường bù nước, điện giải Zozo cho trẻ nhỏ. ZOZO chứa nước, và các ion điện giải thiết yếu như Na+, K+, Cl-, Ca++ giúp bù nước và điện giải kịp thời khi cơ thể sốt cao. Bổ sung vitamin B3, vitamin B6 giúp nhanh hồi phục thể trạng và sức khỏe cho trẻ.

3. Vệ sinh sạch sẽ

Để tránh biến chứng khi trẻ bị thủy đậu cha mẹ cần phải chăm sóc vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt móng tay, không cho trẻ gãi để tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do bị trầy xước các nốt phỏng nước. Cần lưu ý vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

4. Tăng cường bổ sung dinh dưỡng

Nên cho trẻ ăn thức ăn nhiều dinh dưỡng nhưng chế biến mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, thức ăn. Khuyến khích trẻ ăn thêm hoa quả tươi hoặc uống nước ép từ hoa quả, cho trẻ uống thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

Biến chứng của thủy đậu hiếm khi xảy ra nhưng nếu có sẽ rất nặng và khó trị, đặc biệt ở trẻ em. Chính vì vậy chăm sóc người thủy đậu cần hết sức thận trọng. Hy vọng bài viết này đã cung cấp được những kiến thức hữu ích cho mọi người.

Tin liên quan