Covid trở lại có dấu hiệu bùng dịch: Hướng dẫn phòng tránh, chăm sóc người bị COVID

Trong 8 ngày vừa qua (từ 5/4 – 12/4/2023), cả nước đã ghi nhận 900 ca mắc COVID-19 mới, trung bình có 112 ca mắc mới mỗi ngày. Số ca nhập viện cũng có xu hướng gia tăng; số bệnh nhân nặng ghi nhận trong tuần là 10 ca, trung bình ghi nhận 1-2 ca nặng mỗi ngày.

Ngày 12/4, Bộ Y tế đã có công văn khẩn về việc tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. (Theo Cổng thông tin điện tử chính phủ)

 Hướng dẫn phòng tránh Covid 19

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang quay trở lại, với số ca mắc tăng lên nhanh chóng, người dân cần phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới với các biện pháp như sau:

  1. KHẨU TRANG:

Khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.

Nên đeo khẩu trang đối với:

Người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19

 

Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần với mọi người

2. KHỬ KHUẨN:

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh; vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.

3. VẮC XIN: thực hiện tiêm phòng COVID-19 đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.Tiêm Vacxin đầy đủ cho trẻ theo Bộ y tế khuyến cáo

Bên cạnh đó, mỗi người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của chính mình, thực hiện đầy đủ các biện pháp sau:

  • Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
  • Rửa tay sạch thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi đeo khẩu trang, khi đi ra ngoài hoặc khi về nhà.
  • Tránh những nơi đông người và tránh tụ tập đông người.
  • Tránh chạm vào các bề mặt ở nơi công cộng vì chúng có thể bị bám dính vi rút từ người mắc.
  • Giữ khoảng cách khi giao tiếp xã hội, đeo khẩu trang khi giao tiếp với người khác.
  • Cập nhật tình hình sức khỏe lên ứng dụng của Bộ y tế. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn

Chăm sóc người bị Covid tại nhà

Khi chăm sóc người nhiễm Covid cần thực hiện chặt chẽ theo đúng các bước sau để tránh lây lan virus ra cộng động xung quanh.

  1. Cách ly người nhiễm khỏi những người khác

– Bố trí phòng ngủ và phòng vệ sinh riêng (nếu không có phòng vệ sinh riêng thì F0 không được sử dụng cùng thời điểm với những người khác)

– Giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa F0 và những người khác.

  1. Đảm bảo nhà ở thông thoáng

– Luôn mở cửa sổ (nếu có);

– Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm; sử dụng quạt, máy lọc không khí.

– Không để luồng khí thổi từ phòng F0 vào không gian chung

  1. Rửa tay thường xuyên

– Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước trong tối thiểu 30 giây hoặc dung dịch rửa tay có chứa cồn ở nồng độ tối thiểu 60% trong ít nhất 15 giây.

– Thời điểm rửa tay: trước và sau khi nấu ăn, trước và sau khi ăn uống, sau khi ho, hắt hơi, xì mũi; sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt; sau khi đi vệ sinh; sau khi thu dọn rác.

Rửa tay thường xuyên để phòng tránh lây lan ở trẻ

  1. Đeo khẩu trang

– Người chăm sóc phải đeo khẩu trang khi ở cùng phòng hoặc không gian với F0 và những người khác.

– F0 phải đeo khẩu trang càng nhiều càng tốt, ngay cả khi đã được cách ly, để giảm nguy cơ lây truyền vi rút cho những người khác.

– Người ở/cách ly cùng nhà phải đeo khẩu trang khi ở cùng phòng hoặc không gian với người khác.

  1. Vệ sinh hô hấp

– Luôn đeo khẩu trang

– Không khạc nhổ trong không gian chung

– Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho, hắt hơi

– Vứt bỏ ngay khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác kín.

– Rửa tay bằng nước/xà phòng/dung dịch sát khuẩn sau khi ho, hắt hơi.

  1. Vệ sinh dụng cụ ăn uống tránh lây nhiễm

– Bố trí bộ đồ ăn riêng cho người nhiễm COVID-19; nên sử dụng dụng cụ có thể tái sử dụng để hạn chế rác thải lây nhiễm.

– Đồ ăn thừa và dụng cụ ăn uống dùng một lần bỏ vào túi đựng rác trong phòng riêng.

– Rửa bát đĩa bằng nước nóng (nên làm) và xà phòng.

– F0 tự rửa dụng cụ ăn uống trong phòng riêng nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc mang găng tay khi dọn đồ ăn và rửa dụng cụ ăn uống.

– Dụng cụ ăn uống của F0 sau khi rửa để ở vị trí riêng trong phòng của F0.

  1. Vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ

– Tốt nhất là F0 tự vệ sinh.

– Làm sạch sàn nhà, tường và bề mặt sau đó lau bằng dung dịch khử khuẩn, lau lại bằng nước sạch.

– Thường xuyên sử dụng cồn 70 độ để lau các bề mặt các thiết bị điện, điện tử như công tắc đèn, điện thoại…Bọc thiết bị điện tử bằng màng nilon và vệ sinh, khử trùng bên ngoài.

– Nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc mang găng tay trước khi vệ sinh.

– Sử dụng dụng cụ riêng để vệ sinh cho khu vực của F0.

– Thực hiện vệ sinh bề mặt ít nhất 2 lần/ngày.

– Tháo găng tay, rửa tay sau khi vệ sinh bề mặt.

  1. Tăng cường miễn dịch bằng dinh dưỡng, thể dục đúng cách

Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày, hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất 01 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng “Khai báo y tế điện tử”.

Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước.Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày. 

  1. Hướng dẫn sử dụng thuốc tại nhà

Dung dịch bù nước bù điện giải thơm ngon tiện lợi như nước bù điện giải ZOZO nhằm bù nước, bù điện giải, giúp đỡ mệt mỏi hơn khi thấy mệt, sốt.

Các thuốc thiết yếu cần có: thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng (vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền). Ngoài ra có thể bổ sung các thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong một số tình huống có chỉ định Chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống: người bệnh có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở và/hoặc nhịp thở > 20 lần/phút và/hoặc SpO2 < 95%, nếu có) và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ.

Trên đây là một số thông tin về cách phòng tránh Covid và một số lưu ý khi chăm sóc người mắc Covid. Những hướng dẫn cơ bản này sẽ giúp ích cho quý khách bảo vệ sức khỏe của mình, giảm bớt mức độ bùng dịch và hậu quả của COVID cho toàn xã hội khi COVID đang quay trở lại!

Tin liên quan