Mất nước dưới góc nhìn chuyên gia

Mất nước là tình trạng lượng nước bị mất ra khỏi cơ thể cao hơn so với lượng nước cơ thể nhập vào. Sự mất cân bằng này sẽ phá vỡ sự cân bằng của các nồng độ muối, khoáng chất và lượng đường trong máu từ đó gây cản trở hoạt động bình thường của cơ thể và gây nhiều thiệt hại cho cơ thể.

I. Ai có nguy cơ bị mất nước?

Một số người có nguy cơ mất nước cao hơn:

• Người cao tuổi: theo thời gian, khả năng dự trữ dịch của cơ thể giảm dần. Đồng thời, một số người mất cảm giác khát khi lớn tuổi, vì vậy họ không uống đủ nước. Người cao tuổi còn có thể mắc các bệnh lý như đái tháo đường hay đang sử dụng một vài loại thuốc. Một số người cao tuổi có thể còn gặp khó khăn trong việc tự uống nước.

• Trẻ em: có nhiều yếu tố khiến cho trẻ mất nước. Đó có thể là tình trạng tiêu chảy, nôn ói hoặc các bệnh lý gây sốt. Hơn nữa, trẻ nhỏ không thể nói ra cảm giác khát và không thể tự uống nước.

• Những người mắc bệnh mãn tính khiến họ đi tiểu hoặc đổ mồ hôi thường xuyên hơn, chẳng hạn như chẳng hạn như bệnh tiểu đường , xơ nang hoặc các vấn đề về thận.

• Những người dùng thuốc khiến họ đi tiểu hoặc đổ mồ hôi nhiều hơn.

• Những người tập thể dục hoặc làm việc ngoài trời trong thời tiết nóng.

II. Mất nước biểu hiện như thế nào?

Những triệu chứng của mất nước dễ nhận thấy là khát, giảm lượng nước tiểu hoặc nước tiểu sậm màu. Màu sắc nước tiểu là dấu hiệu đáng tin cậy. Bình thường nước tiểu vàng trong, khi thiếu nước lượng nước tiểu ít đi và sẫm màu. Trong khi đó, cảm giác khát không phải luôn gặp. Nhiều người, đặc biệt là người già, không cảm thấy khát trong khi cơ thể đã thật sự mất nước. Ở trẻ em, cần nhiều dấu hiệu tinh tế hơn để nhận ra tình trạng mất nước. Nói chung, mất nước có thể được nhận ra nhờ những biểu hiện khác nhau theo lứa tuổi.

Ở trẻ em:
• Khô miệng và lưỡi
• Khóc không ra nước mắt
• Không ướt tã trong 3 giờ trở lên
• Sốt cao
• Buồn ngủ bất thường hoặc buồn ngủ
• Cáu gắt
• Đôi mắt trũng sâu

Ở người lớn:
• Cảm thấy rất khát
• Khô miệng
• Đi tiểu và đổ mồ hôi ít hơn bình thường
• Nước tiểu sẫm màu
• Da khô
• Cảm thấy mệt
• Chóng mặt

III. Mất nước được xử trí ra sao?

Điều trị tốt nhất khi mất nước là bổ sung kịp thời lượng nước và điện giải đã mất. Đối với trường hợp nhẹ, bạn có thể chỉ cần uống nhiều nước. Nếu bạn bị mất chất điện giải, zozo bù nước và điện giải là lựa chọn tuyệt vời. 

Khi bù dịch qua đường uống thất bại, cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để bù dịch qua đường tĩnh mạch. Điều trị nguyên nhân nếu có. Có thể cần tới các thuốc như hạ sốt, giảm nôn ói.

IV. Cần làm gì để ngăn ngừa mất nước?

Chìa khóa để ngăn ngừa mất nước là đảm bảo rằng bạn nạp đủ nước

• Uống đủ nước, ăn những loại thức ăn chứa nhiều nước, nhất là vào mùa hè. Nhu cầu nước mỗi người không giống giống nhau. Mặc dù vậy, các chuyên gia khuyên không nên đợi tới khi khát mới uống nước. Tốt hơn là uống từng ngụm nhỏ, một cách đều đặn. Khi thời tiết không quá nóng, nước ấm là sự lựa chọn tốt hơn.
• Bổ sung nước nhiều hơn bình thường khi gặp các vấn đề như tiêu chảy, nôn ói.
• Với các công việc nặng, đặc biệt nếu ở ngoài trời, nên uống nước bù điện giải trước và trong khi làm. Có thể đánh giá cơ thể đủ nước nếu nước tiểu loãng, vàng trong. Tránh đồ uống có đường và caffein
• Nếu bạn đang tập thể dục dưới trời nóng và mất nhiều khoáng chất trong mồ hôi, có thể dùng ngay nước bù điện giải 
• Khi thời tiết lạnh cũng cần bổ sung nước vì lúc này không khí thường khô hơn, dẫn tới mất nước qua hơi ẩm.
• Người già mắc các bệnh lý dù nhẹ như cảm cúm, viêm phế quản, nhiễm trùng bàng quang nên uống nhiều nước hơn thường ngày dù chưa biểu hiện triệu chứng của mất nước.

Tin liên quan